
Tại đại bản doanh ProductionQ – nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động sôi nổi, diễn giả Võ Thái Thảo đã mở đầu buổi chia sẻ workshop nhộn nhịp bằng một ví dụ thực tế giúp cả khán phòng dễ dàng hình dung được Gamification thực tế là gì. Đó là cuộc thi trồng táo đã diễn ra nơi khu phố thuộc Quận 12 của Sài Gòn trong thời điểm đại dịch Covid đang diễn ra căng thẳng nhất. Đồng thời, diễn giả lần lượt phân tích những điểm thú vị của dự án dưới góc nhìn phải phẫu một mô hình Gamification từ vấn đề, mục tiêu, đối tượng trung tâm, thông điệp chính, chiến lược, cảm xúc mà chiến dịch này đã mang lại.

Sau khi chỉ ra khái niệm Gamification là thiết kế một hoạt động, dự án tập trung chủ yếu vào động lực của mỗi con người. Dựa vào mô hình 8 động lực của Yu Kai Chou – ta có cơ sở để sáng tạo nên một dự án Gamification thành công và không nhất thiết phải thỏa mãn cả 8 động lực trên. Với cuộc thi trồng táo trong thời dịch giã, “gamification” này thỏa mãn 6/8 động lực (ảnh trên), dẫn đến kết quả nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng, truyền thông và đặc biệt khiến12 hộ dân trực tiếp tham gia cuộc thi cảm thấy thích thú và hào hứng.
Ngoài thiết kế mô hình động lực, Thái Thảo còn giới thiệu về 4 loại tính cách người chơi trong Gamification:

Cũng là ví dụ trên, chị lần lượt chỉ ra dự án này đã thỏa mãn 4 nhóm tính cách người như thế nào:
- Việc có người nào đó thắng cuộc, nhận thưởng giá trị hơn những người khác phục vụ cho tính cách của nhóm người chơi “Killers” và “Achievers”.
- Tặng cả 12 hộ dân cây và phân bón, tạo cộng đồng chia sẻ chăm sóc và kênh Zalo được tư vấn từ kỹ thuật viên, phục vụ tính cách của nhóm người chơi “Socializers”.
- Nhìn một cây táo lớn lên, chứng kiến cảnh nó ra hoa ra quả thực sự là một điều tuyệt vời dành cho tính cách của nhóm người chơi “Explorers”.
Với những phân tích trực quan và các hoạt động tương tác xuyên suốt buổi talk, Workshop Gamification là tiền đề hữu ích cho đội ngũ ProductionQ tiến hành “game hóa” các chiến lược marketing của mình để thu hút nhiều khán giả mục tiêu hơn.